Sóng điện từ là gì? Nguyên tắc truyền thông tin được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu về cấu tạo, tính chất của sóng điện từ nhé!

Khái niệm sóng điện từ

Sóng điện từ thường được biết đến nhiều hơn với thuật ngữ Bức xạ điện từ. Đây là khái niệm vật lý chỉ sự tổng hợp (kết hợp) các vector giữa dao động điện trường và từ trường theo phương vuông góc. Kết quả của quá trình kết hợp trên là sự lan truyền ra không gian như sóng, tạo nên khái niệm về sóng điện từ.

Trong quá trình lan truyền, nó sẽ có tính chất tương tự như dòng chuyển động của các hạt được gọi là photon, vậy nên nó mang theo thông tin, năng lượng và động lượng trong suốt quá trình.

Sóng điện từ là sóng ngang vì nó có hướng dao động của các hạt photon vuông góc với phương lan truyền của sóng. Vậy nên nó có thể xảy ra hiện tượng phân cực như một số loại sóng cùng tính chất khác.

Một trong những cơ chế có liên quan đến khái niệm này là biến điệu sóng – biến đổi và pha trộn các tín hiệu cao và âm tần với nhau nhằm tăng hiệu quả phát sóng điện từ đi xa hơn. Cơ chế này được ứng dụng khá nhiều trong truyền hình và truyền thanh.

Sóng điện từ là một hiện tượng vật lý chỉ sự kết hợp của các vector lan truyền trong không gian như sóng
Sóng điện từ là một hiện tượng vật lý chỉ sự kết hợp của các vector lan truyền trong không gian như sóng

Sóng điện từ có đặc điểm gì?

Sóng điện từ có các đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Có thể lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. Đây là loại sóng duy nhất lan truyền được trong chân không.
  • Có các tính chất cơ bản của sóng cơ, bao gồm phản xạ, khúc xạ và giao thoa. Vậy nên nó cũng tuân theo các quy luật cơ bản của sóng cơ. 
  • Năng lượng của một hạt photon sóng điện từ phụ thuộc độ lớn bước sóng, bước sóng càng dài năng lượng của hạt photon càng nhỏ.
  • Dao động của từ trường và điện trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

Sóng điện từ có những loại nào?

  • Phân loại dựa trên độ dài của bước sóng: Bao gồm các loại sóng cực ngắn (có năng lượng cực lớn, 1 – 10m), sóng ngắn (có năng lượng lớn, 10 – 100m), sóng trung (có năng lượng trung bình, 100 – 1000m) và sóng dài (có năng lượng tương đối thấp, > 1000m).
  • Phân loại dựa trên ứng dụng thực tiễn cuộc sống: Bao gồm các loại sóng radio (1 mm – 100000 km, 300 MHz – 3 Hz), sóng lò vi sóng (1 mm – 1 m, 300 GHz – 300 MHz), tia hồng ngoại (700 nm – 1 mm, 430 THz – 300 GHz), ánh sáng (380 nm – 700 nm, 790 THz – 430 THz), tia tử ngoại (10 nm – 380 nm, 30 PHz – 790 THz), tia X (0.01 nm – 10 nm, 30 EHz – 30 PHz), tia gamma (≤ 0,01 nm, 30 EHz).
Sóng điện từ được phân loại dựa trên độ dài bước sóng hoặc ứng dụng trong thực tiễn
Sóng điện từ được phân loại dựa trên độ dài bước sóng hoặc ứng dụng trong thực tiễn

Nguyên tắc truyền thông tin với sóng điện từ

Trước khi truyền sóng điện từ, bạn cần đảm bảo các nguyên tắc bên dưới để có đường truyền khỏe và ổn định:

  • Biến điệu sóng điện từ thành các dao động điện (tín hiệu âm tần), có hai loại biến điệu là biến điệu biên độ (AM) và biến điệu tần số (FM). Khi này, âm thanh và hình ảnh sẽ được truyền tải với khoảng cách xa và chất lượng hơn.
  • Lưu ý sử dụng sóng cao tần (sóng ngang) để truyền đi.
  • Tách tín hiệu khỏi sóng cao tần để quá trình lan truyền đạt được hiệu quả cao hơn.
  • Khuếch đại tín hiệu với những tín hiệu cường độ nhỏ.

Sóng điện từ có tác động gì xấu không?

Tuy được ứng dụng rất nhiều vào các lĩnh vực đời sống nhưng nó vẫn có thể gây ra các tác hại cho sức khỏe con người. Theo các nhà khoa học, một lượng lớn sóng điện từ có thể gây nên những tổn thương di truyền như dị tật, ung thư, các bệnh lý khác cũng như rối loạn hệ thần kinh.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng vì khả năng hấp thụ bức xạ nhiều hơn so với người lớn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại sóng điện từ.

Lưu ý không để trẻ em tiếp xúc nhiều và thường xuyên với sóng điện từ 
Lưu ý không để trẻ em tiếp xúc nhiều và thường xuyên với sóng điện từ

Trên đây là bài viết giới thiệu về sóng điện từ, hy vọng bài viết đã cung cấp các kiến thức mà bạn cần. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *