Trợ từ là gì?

Trợ từ là gì? Trợ từ đóng vai trò gì trong ngữ pháp tiếng Việt, cách phân biệt trợ từ và thán từ. Cùng Mamnonabc.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trợ từ là gì?

Trợ từ là những từ thường đi kèm với các từ ngữ khác trong câu, có mục đích nhấn mạnh hoặc biểu thị một thái độ của sự vật, hiện tượng trong quá trình giao tiếp.

Bạn có thể tham khảo một số các ví dụ dưới đây để hiểu hơn về từ loại này:

– Lộc mới chính là người gây ra chuyện này.

– Hôm nay cái Hoa uống những hai hộp sữa cơ đấy!

Vậy, có thể thấy, chúng thường có nhiệm vụ bổ ngữ cho các từ ngữ khác trong câu, giúp câu trở nên sinh động hơn, thông tin trong câu cũng được nhấn mạnh hơn.

Trợ từ có nhiệm vụ bổ ngữ cho các từ khác trong câu
Trợ từ có nhiệm vụ bổ ngữ cho các từ khác trong câu

Phân loại trợ từ

Về cơ bản, trợ từ có hai loại là trợ từ dùng để nhấn mạnh (những, cái, thì, là, mà,…) và trợ từ biểu thị đánh giá sự việc hoặc sự vật (chính, đích, ngay,…).

>> Xem thêm: Tóm tắt chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Trợ từ dùng để nhấn mạnh

Đây là những từ có tác dụng nhấn mạnh một sự vật, sự việc hoặc một hành động nào đó, bao gồm “những, cái, thì, là, mà,…” Dưới đây là các ví dụ minh họa:

  1. Trâm Anh đẹp ơi đẹp.
  2. Việc khó vậy nó cũng làm được ư?

Từ “là” trong câu (1) có tác dụng nhấn mạnh Trâm Anh rất đẹp, đồng thời thể hiện thái độ ngưỡng mộ của người nói. Từ “mà” trong câu (2) nhấn mạnh sự ngạc nhiên của người nói vì họ không nghĩ “nó” có thể làm được một việc khó như vậy.

Trợ từ biểu thị đánh giá sự việc, sự vật

Đây là các từ biểu thị sự đánh giá sự việc hoặc sự vật, bao gồm “chính, đích, ngay, chỉ,…” Dưới đây là các ví dụ minh họa:

  1. Môn Lý khó lắm nên điểm mình chỉ được có 5.
  2. Người đã đột nhập nhà tôi hôm qua đích thị là hắn!
Có 2 loại trợ từ là trợ từ dùng để nhấn mạnh và trợ từ đánh giá sự việc, sự vật
Có 2 loại trợ từ là trợ từ dùng để nhấn mạnh và trợ từ đánh giá sự việc, sự vật

Phân biệt trợ từ và thán từ

Tuy định nghĩa và khái niệm của cả hai từ loại này là khác nhau, nhưng nếu không nắm rõ ngay từ đầu thì sẽ khó phân biệt trợ từ và thán từ.

Về cơ bản, thán từ là những từ hoặc ngữ hoặc từ ngữ được dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp. Chẳng hạn, câu “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” (Nhớ rừng – Thế Lữ) có thán từ là “Than ôi!” được đặt đầu câu, nhằm biểu lộ nỗi bất lực, tiếc nuối.

Điểm cơ bản để phân biệt giữa hai từ loại này là thán từ thường nằm ở đầu câu hoặc cuối câu, có thể hoạt động độc lập và đi kèm với dấu chấm than; còn trợ từ thường nằm ở giữa câu và phải đi kèm với một từ hoặc ngữ khác trong câu.

>> Xem thêm: Phân tích 12 câu đầu trao duyên

Vai trò của trợ từ trong câu

Thán từ là các từ hoặc ngữ hoặc từ ngữ dùng trong câu với nhiệm vụ biểu lộ cảm xúc của người nói/người viết. Mục đích chính của từ loại này là biểu cảm một cách ngắn gọn, xúc tích nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa.

Trợ từ có nhiệm vụ làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc trong câu. Nhiệm vụ chính của từ loại này là nhấn mạnh sức biểu thị của một sự việc hay sự vật nào đó.

Trợ từ và thán từ rất dễ bị nhầm lẫn nhưng cũng không khó phân biệt
Trợ từ và thán từ rất dễ bị nhầm lẫn nhưng cũng không khó phân biệt

Một số ví dụ về trợ từ và thán từ

Ví dụ về thán từ

Thán từ cũng được chia làm hai loại là thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (ôi, than ôi, trời ơi, chao ôi, à, ơ hay,…) và thán từ gọi đáp dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày (vâng, dạ, thưa, này, ơi,…).

Dưới đây là các ví dụ minh họa thán từ:

  1. Ô hay, sao giờ mày chưa đi học? (Biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên)
  2. Trời ơi! Sao cuộc đời lại đối xử với ta như vậy? (Bộc lộ cảm xúc oán trách)
  3. Ôi, tôi đau quá! (Bộc lộ cảm xúc cá nhân)
  4. Này! Mày làm cái gì để mẹ mày khóc thế? (Thán từ dùng để gọi đáp)

Ví dụ về trợ từ

Với định nghĩa về trợ từ trong bài viết, không khó để đưa ra những ví dụ minh họa như sau về từ loại này:

  1. Chính Giám đốc bổ nhiệm tôi vào vị trí này.
  2. Ngay tôi cũng chưa nghe đến việc này.
  3. Tôi nhắc anh những năm lần mà anh vẫn quên.

Trợ từ là gì? Vai trò của trợ từ trong câu đã được Mamnonabc chia sẻ một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về trợ từ nhé!

>> Xem thêm: Từ là gì, Tiếng là gì. Phân biệt từ và tiếng tiếng Việt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *