Câu trần thuật là gì? Viết câu trần thuật như thế nào cho chuẩn và chính xác. Cùng tìm hiểu các ví dụ về câu trần thuật ngay nhé!
Table of Contents
Khái niệm câu trần thuật
Câu trần thuật là các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, được sử dụng dưới hình thức kể, miêu tả, nhận xét, thông báo hay nhận định,… về một sự vật hiện tượng, hoạt động hoặc tính chất của sự việc nào đó. Hiểu đơn giản, đây là kiểu câu được xem là câu tường thuật lại một vấn đề nào đó.
Một vài ví dụ cơ bản về câu trần thuật được thể hiện như sau:
– Hôm nay tôi đi học.
– Tôi thường giúp mẹ nấu cơm chiều.
Chức năng và dấu hiệu nhận biết câu trần thuật
Chức năng của câu trần thuật
Có thể đề cập đến chức năng chính của câu trần thuật là nhằm kể lại, tường thuật lại một sự việc hoặc một câu chuyện nào đó. Ngoài ra, kiểu câu này còn được dùng để yêu cầu, ra lệnh hoặc bày tỏ tình cảm, thái độ,… tuy nhiên, trường hợp sử dụng này lại không nhiều.
Câu trần thuật có cấu tạo như thế nào?
Kiểu hình thức dễ nhận biết, cơ bản và thông thường nhất của dạng câu này là thường kết thúc bằng dấu chấm ở cuối câu. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, câu trần thuật cũng có thể kết lại bằng dấu chấm than hoặc dấu ba chấm.
Trên thực tế, câu trần thuật là câu được sử dụng thường xuyên nhất trong giao tiếp hằng ngày cũng như trong văn chương.
Cần lưu ý những gì khi viết câu trần thuật?
Những đặc điểm của kiểu câu này được khái quát như sau:
– Kiểu câu này được dùng để tường thuật, mô tả hay trình bày một sự việc, câu chuyện hay kể lại toàn bộ những sự việc có thể đã qua chứng kiến. Như vậy, không nên nghe từ nhiều nguồn khác nhau để có thể sử dụng câu trần thuật sao cho khái quát nhất.
– Về cơ bản, câu trần thuật không có nhiều đặc điểm về hình thức như các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến hoặc cảm thán.
Cách đặt câu trần thuật
Trước khi đi đến các vấn đề về việc đặt câu sao cho chuẩn xác, điều đầu tiên bạn cần lưu ý đảm bảo là hình thức trình bày của câu, tức là viết hoa chữ cái đầu câu, kết câu bằng dấu chấm, chấm lửng hoặc chấm than.
Để có thể đặt câu trần thuật theo mục đích một cách nhanh và chính xác, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
– Nhằm mục đích xin lỗi: Tôi thật sự xin lỗi vì những gì đã xảy ra.
– Nhằm mục đích cảm ơn: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn bút.
– Nhằm mục đích miêu tả: Cây đa trước cổng làng là nơi nghỉ chân của phần lớn người dân nơi đây.
– Nhằm mục đích chúc mừng: Chúc mừng sinh nhật bạn thân của tôi.
Bạn cũng có thể xác định kiểu câu này thông qua việc xác định thành phần chủ chốt của câu, một câu không nhất thiết phải có tiền tố hoặc hậu tố nhưng bạn cần đảm bảo thành phần chính trong câu, tức là bạn cần chú ý đặc biệt đến việc đặt câu có nghĩa, có đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn cũng cần bổ sung thêm các thành phần khác cho câu để câu không quá thô cứng; chú ý kết hợp với các phương tiện tu từ khác để câu có thể sâu sắc và giàu hình ảnh, giàu biểu cảm hơn.
Ví dụ về câu trần thuật
Trong giao tiếp
Đây là kiểu câu được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp, vậy nên có thể dễ dàng sử dụng và bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, tiêu biểu là các câu như sau:
– Hôm qua nhà em mưa ngập nước phải phụ mẹ nên không thể làm bài tập ạ!
– Chị em là giáo viên cấp hai.
– Tuần sau nhóm bạn của tôi đi du lịch ở Hội An.
Trong văn học
Ví dụ: Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!”
Ví dụ trên thường bị nhầm lẫn thành câu cảm thán, tuy nhiên, trên thực tế, đây là những câu trần thuật ghép lại thành một đoạn nhằm miêu tả về tào khê.
Trên đây là các kiến thức khái quát về câu trần thuật. Hy vọng, những kiến thức chia sẻ sẽ giúp ích cho việc học tiếng Việt của bé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.