Động từ là gì trong môn tiếng Việt lớp 4? Hãy cùng tìm hiểu cách phân loại, cách sử dụng cũng như ví dụ về động từ trong câu nhé!
Table of Contents
Lớp 4: Động từ là gì?
Theo trình độ lớp 4, động từ được định nghĩa là từ dùng để chỉ các hoạt động hoặc trạng thái của con người và các sự vật hiện tượng khác. Chẳng hạn như các từ đi, chạy, nhảy, bơi lội, tồn tại, vui, buồn,…
Cùng với tính từ và danh từ, động từ trong tiếng Việt cũng ghi nhận sự đóng góp to lớn vào việc biểu đạt giàu hình ảnh, giàu biểu cảm và đa dạng. Vì vậy, khi nó kết hợp với các từ loại khác, nó sẽ có ý nghĩa khái quát hơn.
Động từ có mấy loại?
Trên thực tế, từ loại này được chia làm 2 kiểu chính là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể chia thành nội động từ và ngoại động từ.
– Chỉ hoạt động: đây là dạng dùng để chỉ hoạt động của con người hoặc sự vật hiện tượng, ví dụ như chạy, nhảy, đi, hát, ca, hót (chim), (gió) thổi, (mưa) rơi,… Người ta sử dụng từ loại này để chỉ hoạt động của con người hoặc chỉ hoạt động của các sự vật hiện tượng nhằm tăng sức gợi hình.
– Chỉ trạng thái: đây là các từ được dùng để chỉ các trạng thái, cảm xúc, suy nghĩ của con người hoặc sự vật, chẳng hạn như các từ vui, buồn, yêu, ghét, thích, giận, hận,…
Trong đó, với loại động từ chỉ trạng thái, ta có thể chia nhỏ ra thành các tiểu loại, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó, bao gồm:
– Tồn tại hoặc không tồn tại, tiêu biểu là các từ thể hiện sự tồn tại của sự vật hiện tượng như còn, có, hết,…
– Chỉ trạng thái biến hóa như biến thành, hóa thành, thành, hóa, sinh ra, trở nên, trở thành, hóa ra,…
– Chỉ ý chí như toan, định, dám, quyết, nỡ,…
Ngoài ra còn có các tiểu loại như chỉ sự cần thiết (cần, nên,…), chỉ mong muốn nguyện vọng (mong, ước, muốn,…), chỉ tình trạng tiếp thu hoặc chịu đựng (bị, được, phải, mắc,…), chỉ trạng thái so sánh (như, là, bằng, hơn, thua,…).
Trong nhiều trường hợp, một số động từ vừa được xếp vào loại chỉ hành động vừa được xếp vào loại chỉ trạng thái.
Nội động từ
Hướng vào người làm một chủ hoạt động nào đó, chẳng hạn như các từ ăn, chơi, ngồi, đi, đứng, nằm,… Về nguyên tắc, nội động từ phải kết hợp với quan hệ từ để bổ nghĩa cho đối tượng.
Ví dụ: Mẹ mua cho tôi con mèo. Nội động từ trong câu là ”mua”, “cho” là quan hệ từ và “tôi” là bổ ngữ.
Ngoại động từ
Hướng đến người hoặc vật khác như: xây, cắt, đập, phá,… Về cơ bản, ngoại động từ không cần phải có quan hệ từ mà vẫn có thể bổ nghĩa cho đối tượng trực tiếp.
Ví dụ: Mọi người yêu quý mẹ. Ngoại động từ là “yêu quý”, “mẹ” là bổ ngữ.
Cụm động từ
Cụm động từ là cụm từ có động từ làm trung tâm, chúng thường nằm ở phần vị ngữ và đôi khi cũng có thể làm chủ ngữ, định ngữ hoặc trạng ngữ của câu.
Động từ có chức năng gì?
Chức năng chính là bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ, thường nằm ở phần vị ngữ của câu. Ví dụ như các câu sau đây:
– Mặt trời đang mọc sau những rặng núi.
– Cái Lan vừa bị vấp cầu thang.
Ngoài ra, từ loại này còn có thể đóng vai trò khác trong câu như định ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ. Chẳng hạn như các câu dưới đây:
– Làm chủ ngữ: Làm việc là vinh quang.
– Làm định ngữ: Chiếc máy bay đang bay ngang qua nhà tôi.
– Làm trạng ngữ: Làm như vậy tôi không thấy ổn chút nào.
Động từ có khả năng kết hợp như thế nào?
Chúng có thể kết hợp với tính từ hoặc danh từ để tạo ra các cụm động từ, chẳng hạn như chạy nhanh lên, đánh trận,…
Bên cạnh đó, chúng còn có thể kết hợp với phó từ (đã, sẽ, đang, vẫn, còn, cứ, chưa, không, chẳng) và các phó từ mệnh lệnh (hãy, đi, đừng, chớ) để tạo thành các câu hoặc cụm từ mang mục đích cầu khiến.
Trên đây là các kiến thức cơ bản của động từ là gì lớp 4. Mong rằng những kiến thức Hayhoc chia sẻ giúp ích cho việc học của các bé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.