Lục giác đều được định nghĩa thế nào? Tính chất ra sao? Các ứng dụng trong cuộc sống là gì? Hãy cùng Mamnonabc tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Table of Contents
Khái niệm lục giác đều
Hình lục giác còn được gọi là hình sáu cạnh được xem là một đa giác, là một dạng hình thể trong hình học phẳng. Lục giác là hình bao gồm sáu góc và sáu cạnh.
Theo đó, lục giác đều là hình có 6 cạnh đều nhau và 6 cạnh này có cùng chiều dài. Để phân biệt, khi bạn thấy một hình lục giác có 6 cạnh và 5 góc bằng nhau thì đó là hình lục giác đều.
Ngoài ra, một hình khối được cấu tạo bởi hai đáy hình lục giác được gọi là lục lăng.
Tính chất – Đặc điểm của lục giác đều
Trong lý thuyết hình học, lục giác đều có các tính chất – đặc điểm như sau:
– Đa giác này có tổng cộng 6 hình tam giác đều. Bạn sẽ nhìn thấy 6 hình này bằng cách nối tâm đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp với đỉnh của đa giác.
– Các cạnh trong hình 6 cạnh có độ dài bằng nhau và có các góc ở đỉnh bằng nhau.
– Tâm của đường tròn nội tiếp và đường tròn ngoại tiếp là tâm đối xứng quay.
– Chiều dài các cạnh của đa giác dài đúng bằng với bán kính của đường tròn ngoại tiếp.
– Các cạnh liền kề nhau trong đa giác đều tạo thành một góc 120 độ.
Các công thức tính lục giác đều
Cũng như các đa giác khác trong hình học, lục giác đều cũng có các công thức tính diện tích, chu vi, thể tích. Các công thức đó được khái quát như sau:
– Công thức tính diện tích: S =
– Công thức tính chu vi: P = 6 x a (a là độ dài một cạnh của đa giác)
– Công thức tính thể tích:
Công thức 1: V = h.s (h là chiều cao, s là diện tích cơ sở).
Công thức 2: V = 3 . . h . a (h là chiều cao, a là chiều dài cạnh của lục giác).
Làm sao để vẽ được lục giác đều?
Để có thể vẽ được lục giác đều, bạn hãy thực hiện các bước hướng dẫn theo các cách bên dưới:
Cách 1: Vẽ một đường tròn (C) với bán kính bất kỳ, sau đó đặt đầu nhọn của compa nằm trên đường tròn (C) rồi quay các đường tròn khác có cùng tâm với đường tròn (C). Theo đó, đỉnh của lục giác đều chính là điểm cắt hình tròn (C).
Cách 2: Vẽ một đường tròn bất kỳ, trong hình tròn lấy 2 điểm thuộc đường kính và nằm trên đường tròn, sau đó vẽ 2 cung sao cho bán kính của hai cung này bằng với bán kính của hình tròn lúc đầu. Các điểm giao nhau của các hình tròn và hai đầu của đường kính là 6 điểm tạo nên đa giác này.
Cách 3: Vẽ một tam giác đều rồi vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác đều này, sau đó, từ một đỉnh của tam giác, bạn vẽ một đường thẳng kéo dài qua tâm đường tròn và cắt đường tròn tại điểm A. Từ điểm A này, bạn hãy tiếp tục vẽ thêm một tam giác đều khác có đường cao là đường kéo dài qua tâm đường tròn.
Ứng dụng của lục giác, lục giác đều trong đời sống
Rất dễ để bắt gặp hình lục giác hoặc lục giác đều trong đời sống thường nhật. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên vì một vài ứng dụng của đa giác này như sau:
– Tổ ong mật: Sở dĩ loài ong chọn hình dạng đa giác này để thiết kế tổ là vì chu vi lục giác là nhỏ nhất trong số các đa giác, vậy nên chúng sẽ cần một số lượng rất ít nguyên vật liệu xây dựng mà vẫn đảm bảo “không gian sống” cho loài ong.
– Hình khối phổ biến trong xây dựng lăng mộ: Cũng tương tự cách giải thích cho việc chọn hình xây tổ của loài ong, loài người cũng sử dụng hình dạng đa giác này để xây dựng các công trình lăng tẩm để đảm bảo ít nguyên vật liệu mà vẫn bền chắc, đồng thời phù hợp với quy luật về phong thủy. Ngoài ra, đa giác này cũng là biểu tượng cho sự hoàn hảo và vẻ đẹp của tự nhiên.
– Pháp được gọi là “đất nước hình lục lăng” vì phạm vi lãnh thổ trên bản đồ có hình dạng này.
Bài viết tổng hợp các thông tin tổng quan và thú vị về lục giác đều. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>> Xem thêm: 1 Gang tay bao nhiêu cm? Cách xác định chiều dài gang tay