Trau dồi với trao dồi, từ nào mới là từ đúng chính tả tiếng việt. Vì sao có sự nhầm lẫn giữa trau dồi và trao dồi với nhau. Hãy cùng phân tích trong bài viết ngay sau đây
Trau dồi là gì
Trau dồi là một động từ, dùng để chỉ một hành động mang tính chất rèn luyện bản thân để ngày càng được tiến bộ, hoàn thiện bản thân hơn trong quá trình học tập, làm việc trong cuộc sống.
Một số ví dụ về trau dồi như: trau dồi kỹ năng nghe nói tiếng anh, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, trau dồi chuyên môn,…
Trao dồi là gì
Trong từ điển tiếng việt, trao dồi là từ không xuất hiện trong cuốn từ điển này. Trao dồi cũng là từ hoàn toàn không có nghĩa trong cả văn nói và viết.
Sự nhầm lẫn giữa trau dồi hay trao dồi xuất phát từ việc phát âm không chuẩn, đặc biệt là cách phát âm theo từng vùng miền, hoặc từ việt lạm dụng âm điệu của từ địa phương lâu dần sẽ khiến nhiều người dùng sai từ.
Ngoài ra trao dồi với trao đổi có âm tiết khá gần giống nhau cũng là một trong những nguyên nhân khiến người dùng bị nhầm lẫn. Tuy nhiên ý nghĩa của 2 từ trau dồi và trao đổi có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
Kết luận: Trau dồi là từ viết đúng chính tả
Một số ví dụ để phân biệt trau dồi với trao dồi
- Trau dồi kiến thức => Đúng
- Trao dồi tư tưởng => Sai (đáp án đúng: Trau dồi tư tưởng)
- Không ngừng trau dồi đạo đức => Đúng
- Trao dồi bản thân => Sai (đáp án đúng: trau dồi bản thân)
- Trau dồi kỹ năng lãnh đạo => Đúng
- Trao dồi kỹ năng của bản thân => Sai (đáp án đúng: trau dồi kỹ năng của bản thân)
- Trau dồi tư tưởng, đạo đức, lối sống=> Đúng
- Quá trình trao dồi học tập => Sai (đáp án đúng: Quá trình trau dồi học tập)
- Tự trau dồi kiến thức cho bản thân=> Đúng
- Không ngừng chau dồi tri thức=> Sai (đáp án đúng: không ngừng trau dồi tri thức)
- Trau dồi kiến thức chuyên môn=> Đúng
- Cách trau dồi kiến thức tiếng anh=> Đúng
Xem thêm: