Từ ghép là gì, từ ghép được phân loại như thế nào, ý nghĩa và cấu tạo từ ghép như thế nào trong chương trình ngữ văn 7, hãy cùng tham khảo những kiến thức về chuyên đề này trong bài viết sau.
Table of Contents
Từ ghép là gì
Từ ghép là ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau, tiếng của từ đều có nghĩa
Ví dụ: bàn ghế, sách vở, ….
Phân loại từ ghép
Cấu tạo và nghĩa của từ ghép (chương trình ngữ văn lớp 7)
Có 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, hay còn có cách gọi khác đó là từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Vậy những từ ghép này có những đặc điểm gì và cấu tạo ra sao, hãy cùng lần lượt tìm hiểu ngay sau đây
>> Xem thêm: Các biện pháp tu từ là gì?
Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là những từ có thể xác định và tìm ra được tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và tiếng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính thì được gọi là từ ghép chính phụ. (Trong chương trình tiếng việt lớp 4 thì từ ghép chính phụ còn được gọi là từ ghép phân loại)
Ví dụ từ ghép chính phụ: Bà ngoại, ông ngoại, hoa hồng, hoa cúc, cây mít, cây xoài,…
Đặc điểm, nghĩa của từ ghép chính phụ
Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính trong từ ghép chính phụ đó
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là những từ không thể phân ra được tiếng chính, tiếng phụ.
Giữa các tiếng được bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp
Ví dụ từ ghép đẳng lập: Quần áo, sách vở, ăn ở, ăn mặc, ăn uống, ông bà, cha mẹ,…
Đặc điểm, nghĩa của từ ghép đẳng lập
Nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn, rộng hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên từ ghép đẳng lập. Đây cũng được gọi là đặc điểm, tính chất hợp nghĩa trong từ ghép đẳng lập. (Trong chương trình tiếng việt lớp 4, từ ghép đẳng lập chính là từ ghép tổng hợp)
>>Xem thêm: Từ là gì, Tiếng là gì. Phân biệt từ và tiếng tiếng Việt