Ẩn dụ là gì

Ẩn dụ là gì? Được sử dụng khi nào? Có mấy hình thức ẩn dụ? Sự khác biệt giữa hoán dụ và ẩn dụ? Cùng Mamnonabc tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ, ở đó, tên các sự vật hiện tượng này bằng được gọi bằng tên các sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau, nhằm mục đích tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh được nhắc đến.

Đây là một hình thức phổ biến trong tiếng Việt, bao gồm nhiều dạng và nhiều chức năng khác nhau. Về cơ bản, phép tu từ này có thể sử dụng với các phép tu từ khác như so sánh, nhân hóa để nâng cao hiệu quả biểu đạt.

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật hiện tượng
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật hiện tượng

Những hình thức ẩn dụ

Ẩn dụ hình thức

Đây là kiểu ẩn dụ mà người nói/người viết tạo ra hình ảnh ẩn dụ dựa trên điểm tương đồng của hai sự vật, tuy nhiên, ý nghĩa trong câu văn/câu thơ đã bị ẩn đi phần nào.

Chẳng hạn, hai câu thơ miêu tả Thúy Vân trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) là “Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”, hình ảnh “khuôn trăng” nhằm chỉ khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp, bộc lộ vẻ đẹp tươi trẻ của nàng.

Ẩn dụ cách thức

Hình thức người nói/người viết sử dụng ẩn dụ để đa dạng hóa cách diễn đạt, thường là để ẩn ý một vấn đề nào đó.

Ví dụ như câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hình ảnh “kẻ trồng cây” để chỉ những người tạo ra giá trị bằng sức lao động.

Ẩn dụ phẩm chất

Đây là hình thức dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của sự vật hiện tượng này để thay thế một sự vật hiện tượng khác.

Chẳng hạn như câu “Thuyền về có nhớ bến chăng/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”, “thuyền” nhằm ám chỉ người đàn ông luôn di chuyển đến nhiều nơi, còn “bến” để chỉ người con gái chỉ cố định nơi ở ở một nơi.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Đây là kiểu ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về cảm giác, miêu tả đặc tính của sự vật này nhưng lại dùng từ ngữ khác để cảm nhận.

Ví dụ như câu “Trời nắng giòn tan”, yếu tố “giòn” thường được nhận biết bằng thính giác nhưng thực tế “trời nắng” lại được cảm nhận bằng xúc giác và thị giác.

>> Các bạn đang xem: ẩn dụ là gì ?

Có bốn loại hình ẩn dụ được sử dụng phổ biến
Có bốn loại hình ẩn dụ được sử dụng phổ biến

Điểm giống và khác giữa ẩn dụ và hoán dụ

Điểm giống nhau

Cả hai đều là các phép tu từ thường xuyên được sử dụng nhằm tăng độ gợi hình, gợi cảm cho sự vật khi miêu tả. Về bản chất, hai phép tu từ này đều lấy sự vật hiện tượng này để miêu tả sự vật hiện tượng khác theo quy tắc liên tưởng, gần gũi.

Điểm khác nhau

Trên thực tế, hai phép tu từ này có sự khác biệt cơ bản về cơ sở liên tưởng, cụ thể như sau:

– Ẩn dụ: Hai sự vật hiện tượng không cần phải liên quan trực tiếp đến nhau, chỉ cần một khía cạnh tương đồng nào đó thì vẫn có thể dùng để thay thế. Đây là phép tu từ được xác định dựa trên quan hệ tương đồng về cách thức, phẩm chất, cảm giác, cách thức thể hiện.

– Hoán dụ: Hai sự vật hiện tượng bắt buộc phải có mối quan hệ gần gũi, có liên quan trực tiếp đến nhau. Hoán dụ được xác định dựa trên quan hệ tương đương, trên cơ sở quan hệ giữa cái bộ phận và cái toàn thể, giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng và giữa dấu hiệu của hai sự vật.

Hoán dụ và ẩn dụ là hai biện pháp tu từ rất dễ bị nhầm lẫn
Hoán dụ và ẩn dụ là hai biện pháp tu từ rất dễ bị nhầm lẫn

Tác dụng và phạm vi sử dụng ẩn dụ

Ẩn dụ là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học, thơ, ca dao. Việc một nhà thơ hoặc nhà văn sử dụng phép tu từ này là để tăng sức biểu cảm cho tác phẩm của mình. Nếu sử dụng đúng cách, đây sẽ là cách thức có sức gợi hình rất cao giúp hấp dẫn và lôi cuốn người đọc, người nghe.

Chẳng hạn như câu “Người cha mái tóc bạc/Đốt lửa cho anh nằm”, nếu thay cụm “người cha mái tóc bạc” thành “Bác Hồ mái tóc bạc” thì câu thơ sẽ không đạt được hiệu quả về biểu đạt và biểu cảm, gây ra cảm giác “thường” khi độc giả tiếp nhận cả bài.

Trên đây là các kiến thức tổng quát về phép ẩn dụ mà Chúng tôi chia sẻ đến bạn.  Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>> Xem thêm: Soạn bài ngữ văn 9 các thành phần biệt lập

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *