Các phương châm hội thoại là yếu tố quan trọng trong văn học và giao tiếp, bạn hiểu thế nào về khái niệm này? Cùng tìm hiểu nhé!
Table of Contents
Các phương châm hội thoại là gì?
Phương châm hội thoại là những cách thức, những quy định mà người tham gia hội thoại cần phải tuân thủ để có một cuộc giao tiếp thành công.
Có 5 phương châm hội thoại chính thường hay bắt gặp:
- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng và đủ yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
- Phương châm về chất: Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không chắc chắn, không có cơ sở xác minh tính chính xác.
- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề để tạo hàm ý.
- Phương châm cách thức: Cần chú ý sử dụng câu từ mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ gây khó hiểu, nhiều nghĩa.
- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, sự tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác là một trong những điều tạo nên cuộc nói chuyện thoải mái, dễ chịu.
Để giao tiếp thành công, chúng ta cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuỳ vào tình huống giao tiếp cụ thể mà ta sẽ vận dụng phương châm hội thoại một cách phù hợp phù hợp và linh hoạt.
Thực tế, ta sẽ gặp rất nhiều trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại. Có thể suy ra từ các nguyên nhân sau:
- Người nói cố tình vi phạm phương châm quan hệ, muốn gây sự chú ý hoặc để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
- Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác để thể hiện thái độ, tính cách.
- Sự vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp của người nói.
5 phương châm hội thoại quan trọng nhất
Phương châm về lượng
Khái niệm: Khi giao tiếp, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng và đủ yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu.
Ví dụ:
A: Cậu thấy cái áo đó đẹp không?
B: Sau 4 năm học về thời trang và nhìn thấy nhiều mẫu áo khác nhau thì tớ thấy cái áo đó không đẹp. (vi phạm phương châm về lượng)
C: Không, tớ thấy không đẹp. (tuân thủ phương châm về lượng)
Phương châm về chất
Khái niệm: Khi giao tiếp, không nói những điều mà mình không chắc chắn, không có cơ sở xác minh tính chính xác.
Ví dụ
A: Ngày mai có chắc chúng mình sẽ đi học không cậu?
B: Chắc chứ, tớ vẫn còn giữ thông báo của thầy này. (tuân thủ phương châm về chất)
C: Có đấy. (vi phạm phương châm về chất)
Phương châm quan hệ
Khái niệm: Khi giao tiếp, nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề để tạo hàm ý
Ví dụ:
A: Hôm nay ăn trưa món gì nhỉ?
B: Nay trời đẹp quá!
=> Vi phạm phương châm quan hệ vì mỗi người nói một nội dung khác nhau.
Phương châm cách thức
Khái niệm: Cần chú ý sử dụng câu từ mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ gây khó hiểu, nhiều nghĩa.
- Ví dụ
Tuần trước, cô giáo giao cho 6A một bài tập toán và hạn nộp là thứ tư tuần này. Cuối tiết học, cô hỏi:
– Cả lớp đã làm xong bài tập cô giao chưa?
– Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.
=> Các bạn học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn, đúng trọng tâm.
Phương châm lịch sự
Khái niệm: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác
Ví dụ:
Một người hàng xóm sang hỏi thăm A:
– Cháu đã đỡ bệnh chưa? Nghe mẹ cháu bảo cháu bị bệnh nặng lắm nên bác sang thăm.
– Cảm ơn bác, cháu đã đỡ hơn rồi nhưng vẫn chưa khỏi hẳn. Cháu cảm ơn bác đã sang thăm hỏi ạ.
=> Thể hiện sự lịch sự trong hội thoại.
Các phương châm hội thoại là gì và có những đặc điểm nào đã được Hayhoc chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng những kiến thức vừa cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn học tốt!