Câu cảm thán là gì? Được sử dụng khá nhiều trong văn bản nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của chúng. Cùng tìm hiểu nhé!

Câu cảm thán là gì?

Câu cảm thán là câu mang những từ ngữ có tính chất cảm thán như ôi, hỡi ơi, thay, biết bao, biết chừng nào,… dùng để bộc lộ cảm xúc của người viết, sự vật, hiện tượng, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

Dấu hiệu nhận biết câu cảm thán phổ biến nhất là sẽ đứng ở đầu câu hoặc phía cuối câu, đi kèm với dấu chấm than.

Ví dụ: “Ôi, ngôi nhà này đẹp quá!”; “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!”

Câu cảm thán là gì?
Câu cảm thán là gì?

Chức năng của câu cảm thán

Câu cảm thán thường được sử dụng để bộc lộ được cảm xúc của người viết hay người nói. Câu cảm thán được sử dụng khá nhiều trong giao tiếp hàng ngày. 

  • Vui mừng: Chúng ta bước sang năm mới rồi!
  • Ngạc nhiên: Lạ thay chiếc xe ấy không nổ máy!
  • Đau xót: Thôi rồi, X ơi!
  • Tự hào: Đẹp rạng ngời, Tổ quốc ta ơi!
  • Tiếc nuối: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
  • Hối hận: Tôi hối hận lắm!
  • Mỉa mai: Mày cũng thật là khéo nói quá đấy!

Tuy nhiên, trong hợp đồng, đơn xin hoặc biên bản thì không được dùng câu cảm thán vì chúng không phù hợp. Những trường hợp trên cần sự chính xác và khách quan trong cách diễn đạt.

Chức năng của câu cảm thán
Chức năng của câu cảm thán

Phân loại câu cảm thán

Qua khảo sát và phân tích các cứ liệu là các câu gồm có chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần chủ yếu của câu, có thể chia câu cảm thán tiếng Việt thành hai loại chính như sau:

Loại thứ nhất: Câu cảm thán không có nòng cốt câu

Ví dụ: A!; À!; Ôi!

Từ cảm thán: ôi, chao ôi, ôi chao, ôi giời,… biểu lộ cảm xúc rõ rệt.

Vị trí: có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với dấu chấm than.

Loại thứ hai: Câu cảm thán có nòng cốt câu

Dựa vào tiêu chí về khả năng kết hợp và về vị trí trong câu của các yếu tố cảm thán so với nòng cốt câu, có thể chia thành các loại nhỏ sau:

  1. a) Câu cảm thán dùng từ cảm thán với cấu trúc: Từ cảm thán + Nòng cốt câu.

Ví dụ: “A, bố về!”; “Ôi, nhà mình đẹp quá!”; “Chao ôi, dường như bầu trời hôm nay nhuộm ánh xanh bình yên”; …

+ Từ cảm thán: thay, biết bao, xiết bao, thật, ghê, biết chừng nào, lạ,… 

Ví dụ:

“Thương thay cho cái nghèo vốn dĩ đã đeo bám em ấy từ lúc mới sinh ra.”

Khi ở dạng viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than: “Ôi, con cảm ơn mẹ!” Còn khi ở dạng nói, ta sẽ nhấn giọng ở các từ ngữ cảm thán hoặc có giọng thay đổi phù hợp với cảm xúc.

  1. b) Câu cảm thán có cấu trúc: Yếu tố cảm thán + Nòng cốt câu.

Ví dụ: “Quái, đông thế!”; “Ôi giời ơi, thế thì không ổn rồi!”; …

  1. c) Câu cảm thán có các yếu tố cảm thán xen vào giữa nòng cốt câu; với cấu trúc giản lược như sau: Chủ ngữ + Yếu tố cảm thán + Vị ngữ hoặc Vị ngữ + Câu cảm thán + Chủ ngữ.

Ví dụ:

Làm sao mà có thể thay trắng thành đen như thế chứ. Nó thật là đáo để!

Thái độ đôi chối quanh co của hắn trông thật là thảm hại!

“Cô ấy đến là tích cực!”.

  1. d) Câu cảm thán có yếu tố cảm thán nằm trong thành phần câu ghép.

Ví dụ:

“Nếu có một ngày biết chúng ta sẽ không gặp lại thế này, em sẽ trân quý mọi khoảnh khắc bên cạnh mọi người biết là bao nhiêu!”

“Một người hành động không còn nhân tính như thế mà chị còn bênh vực ư?” 

  1. e) X ơi là X:

Ví dụ:

Xinh ơi là xinh!

Chán ơi là chán!

  1. f) Thật là + tính từ:

Ví dụ: Thật là đáng yêu!

  1. g) Còn gì + tính từ + hơn:

Ví dụ: Còn gì buồn hơn thế!

  1. h)  Sao mà + tính từ/ cụm C – V + thế:

Ví dụ: 

Sao mà xinh thế!

Sao mà cái đời nó buồn bực, chật hẹp thế!

Câu cảm thán là gì? Những đặc điểm và của câu cảm thán đã được chia sẻ một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn câu cảm thán nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *