Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Liên kết câu và liên kết đoạn văn là những chuyên đề trong ngữ văn lớp 9 cần phải ghi nhớ. Để bài văn nghị luận, văn miêu tả hay thì cần hiểu thêm kiến thức sâu sắc về nội dung này.

1. Liên kết câu và liên kết đoạn văn là như thế nào?

Liên kết là sự kết nối giữa các câu với câu, các đoạn với đoạn để tạo nên mạch văn thống nhất, chặt chẽ về nội dung và hình thức. Để sử dụng đúng liên kết, cần hiểu nghĩa của yếu tố này và tham khảo nghĩa của yếu tố kia, sau đó liên kết chúng lại với nhau.

Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Để đảm bảo các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản logic chặt chẽ với nhau, bạn cần đảm bảo liên kết về mặt nội dung và hình thức:

1.1 Liên kết nội dung

  • Liên kết chủ đề: các câu trong đoạn văn phải phục vụ một chủ đề chung.
  • Liên kết logic: các câu trong văn bản phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý, logic với nhau.

1.2 Liên kết hình thức

Phép lặp từ ngữ: sử dụng phép lặp từ ngữ để tạo sự liên kết cho đoạn văn, bài văn.

  • Phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng: sử dụng các cụm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng khác nhau để tạo sự liên kết cho văn bản.
  • Phép thế từ: sử dụng từ, câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ, câu đứng trước để tạo sự liên kết.
  • Phép nối: sử dụng các từ nối, các quan hệ từ để liên kết như: nhưng, và, vậy mà, bởi thế, tuy vậy,… hoặc các trợ từ: cũng, cả lại, khác..

    cách phép liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học lớp 9
    cách phép liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học lớp 9

1.3 Tham khảo các ví dụ

Ví dụ 1

Em bé bị đói kêu khóc oe oe. Mẹ bé liền lấy bình sữa cho bé ti. Bé ăn xong ngủ rất ngoan.

Ví dụ 1, các câu có tính liên kết về mặt nội dung logic, người đọc hiểu ý nghĩa câu chuyện.

Ví dụ 2

Một con quạ khát nước. Cừu kêu đói be be toáng lên. Mèo trèo cây cau. Hoa huệ thơm, hoa nhài rất đẹp.

Ví dụ 2, không đảm bảo tính liên kết vì mỗi câu đều hướng đến đối tượng khác nhau và không liên quan đến nhau. Người đọc không hiểu tác giả muốn truyền tải nội dung gì?

2.  Lưu ý sử dụng liên kết câu và liên kết đoạn văn

Để giải quyết bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn, bạn cần xác định được phép liên kết giữa các câu, các vế, các đoạn. Tham khảo một số lỗi cần lưu ý dưới đây:

2.1 Phân biệt liên kết câu và câu đơn

Liên kết câu hay đoạn văn là sự kết nối giữa các câu với nhau, các đoạn với nhau. Trong trường hợp dưới đây không tính liên kết câu:

Mẫu 1: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh để chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó chắc chắn phải được tự do!

Từ “gan góc”, “dân tộc” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng đó không phải liên kết. Tác giả đã sử dụng phép điệp ngữ để làm nổi bật nội dung chính của câu trích.

 Mẫu 2: Gương mặt của mẹ tôi vẫn tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

“Gương mặt”, “đôi mắt”, “nước da”, “gò má” không phải là liên kết câu bởi các từ ngữ này đều nằm trong 1 câu.

 Mẫu 3:  Mẹ tôi rất đẹp và chị tôi cũng vậy.

Từ “” không có tác dụng liên kết 2 câu lại bởi đây chỉ là 1 câu đơn. Nếu sửa lại là:

Mẹ tôi rất đẹp. Và tôi cũng vậy.” thì đây mới là phép nối.

2.2 Kết hợp giữa liên kết nội dung và hình thức

Nên sử dụng kết hợp giữa liên kết nội dung và hình thức để đoạn văn, bài văn được logic, đảm bảo tính thống nhất.

Mẫu 1: Một con vẹt khát nước. Nước rất cần cho sự sống, bao gồm 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi. Oxi rất quan trọng đối với con người.

Mỗi câu trên có sử dụng liên kết hình thức, nhưng nội dung không thống nhất, hướng đến các đối tượng khác nhau. Sự lặp lại từ ngữ là sự trùng lặp ngẫu nhiên, không có giá trị liên kết.

Như vậy cần sử dụng các biện pháp liên kết để liên kết câu và liên kết đoạn văn đảm bảo tính thống nhất chủ đề. Mamnonabc.vn xin chúc các bạn học tập thật tốt!

>>Xem thêm: Bài mẫu phân tích 12 câu đầu trao duyên hay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *