phân tích 12 câu đầu trao duyên

Phân tích 12 câu đầu trao duyên thể hiện tấm lòng bi kịch đau đớn đến tột cùng của nhân vật Thuý Kiều khi phải lựa chọn giữa bên hiếu và bên tình (tài liệu văn mẫu hay).

“Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

phân tích 12 câu đầu trao duyên
phân tích 12 câu đầu trao duyên

1.  Dàn ý phân tích 12 câu đầu trao duyên hay (mẫu 1)

1.1 Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét đặc sắc về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích. Nhà thơ Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, ông nổi tiếng với những áng văn thơ bất hủ vượt thời gian. Nhắc đến Nguyễn Du không thể nào không nhắc đến tác phẩm Truyện Kiều – một tác phẩm vô cùng kiệt xuất.
  • Giới thiệu nhân vật Thuý Kiều và em gái Thuý Vân.

1.2 Thân bài

Đoạn 1: Thuý Kiều nhờ em trả ân nghĩa Kim Trọng

+ Phân tích nỗi đau đến xé lòng khi phải lựa chọn giữa bên hiếu và bên tình. Thuý Kiều đau đớn khi phải hy sinh tình yêu để cứu cha và gia đình.

-> Thuý Kiều là người con gái nặng hiếu nặng tình, hiếu thảo với cha mẹ.

+ Phân tích cách xưng hô, dùng từ khác thường ngày. Thuý Kiều là chị nhưng sử dụng các từ như cậy, chịu lời, lạy, thưa… có ý nghĩa nhờ vả và coi đó là việc Thuý Vân cần làm.

->  Lòng đau xót nhưng Thuý Kiều cũng rất quyết đoán, mạnh mẽ. Tuy mối tình mặn nồng thắm thiết nhưng Thuý Kiều đành phụ chàng Kim.

Mô tả mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, giữa ý trí và con tim khi Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân. Lời trao duyên, nửa muốn trao, nửa muốn giữ, nỗi đau dằn xé con tim.

>> Xem thêm: các thành phần biệt lập

Đoạn 2:  Phân tích tâm trạng dằn xé đau đớn của Thuý Kiều khi trao duyên

  • Cuộc độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Thúy Kiều phải lựa chọn giữa bên hiếu và bên tình. Dù hướng một lòng về tình yêu thương mong nhớ người mình yêu nhưng phải lựa chọn để cứu cha.
  • Nỗi đau đớn được đẩy lên đỉnh điểm xót xa khi Kiều chuyển sang tự nói mình, từ đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mối tình đẹp phải chia ly.

-> Mô tả vẻ đẹp nhân cách của Thuý Kiều phải hy sinh tình yêu để làm trọn bên hiếu, người con hiếu thảo, trọng tình, trọng nghĩa.

Đặc sắc nghệ thuật

  • Ngôn ngữ tinh tế, tài tình, lập luận chặt chẽ, hình ảnh ẩn dụ
  • Chất liệu dân gian: thành ngữ, điển tích, điển cố
  • Sử dụng thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, hoán dụ
  • Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc thể hiện nỗi đau dằn xé của nhân vật
  • Sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc.

>> Xem thêm: mở bài Chiếc thuyền ngoài xa

1.3 Kết bài

  • Khái quát nội dung và giá trị của đoạn thơ (đoạn trích nói lên số phận bất hạnh của nàng Kiều và tính hiện thực, tích cách nhân đạo của người con gái hiếu nghĩa.
  • Nêu cảm nhận của em về đoạn thích

    dàn ý
    dàn ý

2. Dàn ý phân tích 12 câu đầu trao duyên hay (mẫu 2)

2.1 Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét đặc sắc về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều và đoạn trích
  • Nội dung chính của 2 câu thơ đầu trong đoạn trích.

2.2 Thân bài

a. Hai câu thơ đầu Trao duyên

  • Phân tích từ “cậy”, “lạy”, “thưa” của Thuý Kiều nhờ Thuý Vân nối duyên với chàng Kim Trọng nhưng cũng mang sắc thái nài ép xin giúp đỡ.
  • Hành động trang trọng, sắc thái biểu cảm dằn xé, đau đớn.

b. Sáu câu thơ tiếp theo

  • Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân “Giữa đường đứt gánh tương tư”. Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư” chỉ tình yêu của Thuý Kiều với Kim Trọng.
  • Thuý Kiều tâm sự với em gái về câu chuyện tình yêu, mối tương tư nảy sinh với chàng Kim Trọng với bao nhiêu nguyện ước thề. Bao nhiêu sóng gió đến với gia đình Kiều khiến nàng đành phải hy sinh hạnh phúc bản thân mình để báo hiếu cha mẹ, cứu em trai.

c. Bốn câu cuối

  • Thuý Kiều đưa ra lý lẽ thuyết phục, ngôn ngữ tinh tế, khéo léo để Thuý Vân nên vì tình nghĩa chị em máu mủ không từ chối mối duyên nàng cậy nhờ.
  • Hình ảnh “thịt nát xương tan”. “ngậm cười” nơi chín suối được tác giả Nguyễn Du sử dụng khéo léo, tài tình thể hiện giọng điệu xót xa, đau đớn. Cho dù bản thân có đau đớn thì Thuý Kiều vẫn rất vui vẻ khi trao duyên Thuý Vân với Kim Trọng. Lời lẽ thuyết phục để Thuý Vân chấp nhận mối duyên này.
  • Thể hiện tâm hồn của người con gái tài sắc vẹn toàn.

2.3 Kết bài

  • Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của 12 câu thơ đầu của Trao duyên.
  • Cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của đoạn trích.

Như vậy là qua bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn Phân tích 12 câu đầu trao duyên  mamnonabc xin chúc các bạn làm bài thật tốt nhé !

>> Xem thêm: Trau dồi hay trao dồi là đúng chính tả

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *